Những loại cây độc nhất thế giới (phần 1)
5. Hạt thầu dầu (Castor Bean)
5. Hạt thầu dầu (Castor Bean)
Hạt thầu dầu (Castor Bean) còn được gọi là Ricinus communis được trồng rộng rãi như một loại cây cảnh. Chúng có nguồn gốc từ châu Phi và mang trong mình độc tính.
Dầu thầu dầu được sử dụng trong nhiều thực phẩm như một chất phụ gia,
hương liệu và sản xuất kẹo. Nó cũng được dùng như là một loại thuốc nhuận tràng và kích thích việc hoạt động (mặc dù điều này không có bằng chứng khoa học). Dầu thầu dầu được triết suất từ hạt giống của cây trồng, hạt cây chứa đến 40-60% dầu.
hương liệu và sản xuất kẹo. Nó cũng được dùng như là một loại thuốc nhuận tràng và kích thích việc hoạt động (mặc dù điều này không có bằng chứng khoa học). Dầu thầu dầu được triết suất từ hạt giống của cây trồng, hạt cây chứa đến 40-60% dầu.
Tuy có xuất xứ từ châu Phi nhưng hiện nay loài cây này phát triển trên khắp thế giới, nó phát triển tốt ở các khu vực cằn cỗi và không đòi hỏi phải chăm sóc gì nhiều. Cây có thể cao đến 11 mét, những bong hoa có màu xanh vàng, nhụy đỏ, lá to và có răng cưa.
Chất độc ricin có ít trong cây đã phát triển mà chủ yếu tập trung ở hạt giống. Ngộ độc hạt giống khá hiếm và thường liên quan tới trẻ em hoặc vật nuôi, Chỉ cần vài ba hạt giống cũng có thể giết chết một đứa trẻ.
Các triệu chứng của ngộ độc hạt thầu đầu là đau bụng, nôn mửa, chảy máu trong, suy thận … Nhiều người còn bị dị ứng với bụi hạt giống, họ sẽ bị đau cơ, ho và khó thở. Trong thời cổ đại, các hạt thầu dầu được sử dụng trong thuốc mỡ.
4. Deadly Nightshade
Cái tên nói lên tất cả, đó là về loài bạch anh – Deadly Nightshade (Atropa Belladonna). Loài này có chứa độc atropine và scopolamine trong thân cây, lá, quả và rễ.
Loài cây tử thần này là một loại cây phát triển lâu năm, cao từ 0,6 đến 1,2 mét. Bạn sẽ nhận ra chúng với lá màu xanh, hoa chuông màu tím, có mùi thơm và thời điểm ra hoa là cuối hè đầu thu.
Quả bạch anh màu xanh lá cây khi xanh và chuyển màu đen bóng khi chin. Chúng ngọt và nhiều nước, cực hấp dẫn trẻ em. Loài cây này phát triển ở những nới ẩm, giàu dinh dưỡng. Chúng phát triển tự nhiên ở nhiều nơi trên thế giới. Người mắc các chất độc từ cây này sẽ tê liệt dây thần kinh cơ bắp các mạch máu, tim và cơ đường tiêu hóa, làm giãn đồng tử, mờ mắt, lũ lẫn và co giật. Tuy nhiên, một số loài động vật như ngựa, thỏ, cừu lại có thể ăn lá cây này mà không bị ngộ độc.
Các triệu chứng ngộ độc bạch anh bao gồm giãn đồng tử, nhạy cảm với ánh sáng, mờ mắt, nhức đầu lú lẫn và co giật. Chỉ cần ăn hai quả cũng đủ giết chết một đứa trẻ, và với người lớn là 10 đến 20 quả.
3. Cây đậu hạt Mân côi
Cây đậu hạt Mân Côi (Abrus precatorius) có hạt rất đẹp với 2/3 là màu đỏ, 1/3 màu đen, thường được sử dụng để làm đồ trang sức, thậm chí còn làm các hạt cầu nguyện kinh Mân Côi.
Tuy nhiên hạt giống của chúng có chứa độc abrin. Các hạt giống rất nguy hiểm khi bị nhá vỡ và nuốt. Nếu chỉ nuốt chửng nó sẽ không gây nguy hiểm. Các hạt đậu mân côi đặt ra mối nguy hiểm cho nhà sản xuất trang sức, đã có nhiều trường hợp tử vong khi xử lý các hạt đậu này.
Đậu Mân Côi rất dễ phát triển và có thể mọc lan từ chỗ này sang chỗ khác nếu không có sự kiểm soát. Chúng có thể leo lên hơn 6 mét. Loài này có nguồn gốc từ Indonesia và lan ra khắp các khu vực khí hậu nhiệt đới, thậm chí là ở một số bang Hoa Kỳ như Alabama, Arkansas, Florida, Georgia và Hawaii.
Chất độc abrin có khả năng gây chết người nhiều hơn so với chất ricin. Chỉ cần 3 microgram cũng đủ để giết người. Trong cơ thể người, abrin chặn màng tế bào, ngăn ngừa sự tổng hợp protein – một trong những nhiệm vụ quan trọng nhát của tế bào. Các triệu chứng ngộ độc là khó thở, sốt, buồn nôn, phổi tích nước. Nếu ăn phải hạt vỡ sẽ bị buồn nôn và ói mửa nghiêm trọng, dẫn đến mất nước mà tử vong. Cái chết thường đến sau 3-4 ngày đau đớn.
2. Cần nước độc (Water Hemlock)
Cây cần nước độc (Water Hemlock) còn gọi là cicuta maculate là ) là loài hoa dại, có lá sọc tím và nở hoa trắng nhỏ, chứa chất độc cicutoxin trong toàn thân nhưng tập trung nhiều nhất ở rễ. Chỉ cần một vết cắn thôi cũng dẫn đến một cái chết thảm khốc.
Cần nước độc có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, được xem là loài cây gây chết người nhiều nhát trên lục địa này. Loài hoa dại này phát triển đến 1,8 mét, mọc nhiều ở gần bờ sông, các đầm lầy, vùng cỏ ẩm ướt.
Đối với những người không may nhiễm độc từ cây này, cicutoxin từ cây sẽ gây co giật mạnh, đau đớn, buồn nôn, chuột rút và chứng run cơ. Những người sống sót sau ngộ độc đều bị ảnh hưởng sức khỏe lâu dài, điển hình là mất trí nhớ.
Thời kỳ đầu của mùa xuân chính là thời điểm cicutoxin có độc tính cao nhất, đủ mạnh để giết chết một con bò (nên thường được gọi là bả bò’). Ngoài trúng độc qua đường tiêu hóa, tiếp xúc với bất cứ bộ phận nào của cây cũng có thể gây nhiễm độc, và người ta cũng biết đến những trường hợp trẻ con bị trúng độc do thổi sáo làm bằng thân cây rỗng của độc cần.
1. Cây trúc đào
Cây trúc đào hay là cây trúc đào Nerium được xem là loại cây độc nhất trên thế giới. Tất cả bộ phận của nó đều chứa độc, một vài loài chất độc. Hai trong số chúng là oleandrin và neriine được biết tới như các glozit tim mạch. Cây trúc đào có thể đầu độc người qua nhiều cách từ trực tiếp đến gián tiếp, đôi khi chỉ là ăn mật ong của những con ong đã ăn mật hoa trúc đào.
Trúc đào là một loài cây đẹp thường được trồng với mục đích trang trí. Chúng có nguồn gốc từ vùng viễn đông và khu vực Địa Trung Hải. Thông thường loài cây này mọc xung quanh các lòng suối khô. Nó cao tới 2–6 m, với các cành mọc gần như thẳng. Các lá mọc thành cặp hay trong các vòng xoắn gồm ba lá, các lá dầy và bóng như da, màu lục sẫm, hình mũi mác hẹp, dài khoảng 5–21cm và rộng 1-3,5cm, các mép lá nhẵn. Hoa mọc thành cụm ở đầu mỗi cành; màu trắng, vàng hay hồng (tùy theo giống), đường kính 2,5–5cm, tràng hoa 5 thùy với tua bao quanh ống tràng trung tâm của tràng hoa. Thông thường (nhưng không phải luôn luôn) thì hoa trúc đào có hương thơm. Quả là loại nang dài nhưng hẹp, kích thước dài 5–23cm, nứt ra khi chín để giải phóng các hạt nhỏ phủ đầy lông tơ.
Động vật theo bản năng đều tránh loại cây độc này nên nó phát triển càng nhanh và thường được dùng làm hàng rào đường cao tốc hay các khu vực đòi hỏi sàng lọc tiếng ồn hay ô nhiễm. Ngoài ra với đặc tính tăng trưởng mạnh thì đây cũng là một sự lựa chọn dành cho các khu vực muốn ngăn cản sự sói mòn
Không giống như một vài cây độc khác, trúc đào độc hại với hầu hết động vật cũng như con người. Chỉ cần ăn phải một lá trúc đào cũng có thể giết chết một đứa trẻ. Nuốt phải quả trúc đào dẫn đến tiêu chảy, nôn mửa, đau bung dữ dội, buồn ngủ, chóng mặt, nhịp tim bất bình thường và tử vong. Nếu nạn nhân sống sót trong 24 giờ đầu tiên sau khi nhiễm độc, khả năng sống sẽ tăng lên đáng kể. Để điều trị, bệnh nhân thường được làm cho nôn ra hoặc rửa dạ dày, họ sẽ được cho ăn than hoạt tính để hấp thụ càng nhiều chất độc càng tốt.
Theo Genk.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét